Trong nhiều năm, các bác sĩ cho rằng sự căng thẳng và áp lực trong công việc và cuộc sống (stress) là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày vì stress làm gia tăng axit dạ dày, nhưng sau đó nghiên cứu xuất hiện vào những năm 1980 cho thấy chính việc sử dụng thường xuyên các thuốc chống viêm (NSAID, như apsirin), lối sống và một loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra là thủ phạm thực sự của các vết loét dạ dày.
Loét dạ dày hình thành khi có bất kỳ sự kết hợp nào của axit dạ dày dư thừa, vi khuẩn, thuốc hoặc các "độc tố" khác gây hư tổn và tạo ra các lỗ nhỏ trên niêm mạc, mô lót dạ dày, các bộ phận của ruột non và các cơ quan khác. Các triệu chứng loét không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, gây chán ăn và buồn nôn hoặc nôn liên tục.
Nghiên cứu cho thấy rằng, bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, giảm căng thẳng và kích thích, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn có thể làm giảm nguy cơ bị loét dạ dày rất nhiều.
Lược sử về bệnh loét dạ dày
Từ những năm 1880, các bác sĩ đã thực hiện các ca phẫu thuật để điều trị loét dạ dày, trong đó họ cắt bỏ phần dưới của dạ dày và nối lại với ruột, nhưng nhiều bệnh nhân bị chảy máu đến chết hoặc không được chữa khỏi hoàn toàn. Phẫu thuật có thể loại bỏ tình trạng loét cho một số người, nhưng khoảng 25% bệnh nhân bị bệnh nặng, chán ăn và không bao giờ được chữa lành hoàn toàn.
Trong nhiều thập kỷ, loét dạ dày được coi là một loại bệnh "tâm thần", có nghĩa là do có một lối sống căng thẳng cao, nhiều áp lực. Khi đó, các bác sĩ xác định tỷ lệ loét cao ở những doanh nhân làm việc nhiều, hút nhiều thuốc và có khả năng bị thiếu ngủ, sau đó các nghiên cứu trên động vật tiếp tục khẳng định căng thẳng gây ra loét. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi họ đưa chuột vào những tình huống áp lực cao, những con chuột này đã gia tăng axit trong các vùng tiêu hóa và bị loét. Chuột tạo ra lượng axit dạ dày cao để làm giảm triệu chứng loét dạ dày khi các nhà nghiên cứu cho chúng ăn thuốc kháng acid, vì vậy họ cho rằng có mối liên hệ giữa loét, căng thẳng và tăng axit dạ dày.
Sau đó, một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori được phát hiện ra dường như có mặt ở hầu hết mọi người bị loét dạ dày. Nó cũng được tìm thấy ở các thành viên trong gia đình có người bị loét dạ dày và có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa khác, bao gồm ung thư dạ dày. Ở những bệnh nhân dùng thuốc / kháng sinh để diệt H. pylori, tình trạng loét thường được giải quyết ít nhất trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Tuy nhiên, ngày nay phương pháp điều trị loét phổ biến hơn là bằng cách sử dụng các thuốc giảm axit ít nguy hiểm hơn kết hợp với lối sống và thay đổi chế độ ăn uống, thay vì kê đơn kháng sinh để tiêu diệt H. pylori, có thể có biến chứng và dẫn đến kháng kháng sinh. Kháng sinh được sử dụng để chống lại H. pylori có thể nhanh chóng giảm vi khuẩn nhưng dường như không ngăn được nó lây nhiễm trở lại mà không có các can thiệp khác.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng vào đầu thế kỷ 20, "100% loài người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nhưng bạn có thể trải qua toàn bộ cuộc đời mà không bao giờ có bất kỳ triệu chứng nào". Các bác sĩ phát hiện rằng nhiễm trùng do H. pylori có thể gây loét, nhưng phải có thứ gì đó khiến một số người đặc biệt dễ bị tổn thương, vì sự hiện diện của H. pylori không thôi thì không gây đau loét. Sau đó, các nhà khoa học đồng ý rằng, chế độ vệ sinh và lối sống có thể xác định liệu H. pylori có gây ra vấn đề và bất kỳ triệu chứng nào hay không, cụ thể là một ai đó bị stress và cộng thêm việc tiếp xúc với thực phẩm và nước bị ô nhiễm.
Các dạng viêm loét dạ dày
Loét dạ dày (stomach ulcer, thường được gọi là peptic ulcer - loét dạ dày tá tràng) là những vết loét đau đớn phát triển trong lớp lót của hệ tiêu hóa. Chúng thường hình thành trong dạ dày nhưng đôi khi cũng có thể phát triển ở ruột non (đặc biệt là một phần gọi là tá tràng - duodenum) hoặc thực quản - esophagus.
- Loét tá tràng (Duodenal ulcers): tá tràng là phần gần của ruột non dài khoảng 25 cm và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, vì nó giữ mật. Ống dẫn mật và ống tụy đều dẫn vào tá tràng, vì vậy nó có thể bị co lại hoặc giãn ra theo tình trạng sản xuất mật khi cơ quan này phản ứng với những thứ khác xảy ra trong cơ thể.
- Loét thực quản (Esophageal ulcers): vết loét phát triển ngay phía trên dạ dày, trong thực quản - ống mang thức ăn từ miệng xuống cơ quan tiêu hóa.
- Loét chảy máu (Bleeding ulcers): Những vết loét chưa được chữa trị có thể bắt đầu chảy máu, gây ra các biến chứng khác. Chảy máu do loét dạ dày được coi là nguy hiểm nhất. Chảy máu trong cũng có thể góp phần gây loét khi có một mạch máu bị vỡ trong dạ dày hoặc ruột non của bạn.
- Loét dạ dày (Gastric ulcers): Ở một số người bị loét, có sự gia tăng axit của dịch vị dạ dày, làm thay đổi tác động của axit dạ dày lên niêm mạc đường tiêu hóa. Nói chung, gastric ulcer là một tên khác để mô tả các lỗ nhỏ trong niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành loét dạ dày.
Để chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ có thể thực hiện nội soi, cho phép bác sĩ xem lớp màng nhầy bảo vệ bên trong thực quản, dạ dày và ruột non.
Nguyên nhân gây loét dạ dày
Các vết loét dạ dày có thể phát triển vì nhiều lý do. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Sử dụng trong thời gian dài các thuốc không steroid, thuốc kháng viêm hoặc thuốc không bán theo toa (như thuốc giảm đau NSAID như ibuprofen và aspirin, có thể dẫn đến quá liều ibuprofen).
- Nhiễm khuẩn trong hệ tiêu hóa do vi khuẩn H. pylori gây ra.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu do chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh, bị stress.
- Hút thuốc lá và sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn (nghiên cứu cho thấy người hút thuốc có gấp đôi nguy cơ hình thành loét).
- Có khối u (có thể là ung thư hoặc không ung thư) hình thành trong dạ dày, ruột hoặc tuyến tụy (được gọi là hội chứng Zollinger-Ellison), tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp, tỉ lệ 1/1 triệu người.
- Có người trong gia đình cũng bị viêm loét dạ dày hoặc loét tá tràng, với nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2-3 lần, và khoảng 50% đến 60% người loét tá tràng có tiền sử gia đình bị bệnh này.
- Đã lớn tuổi. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 17% người lớn tuổi được nhận vào các viện dưỡng lão bị loét dạ dày tại thời điểm xin vào viện, nguy cơ tăng lên 21% vào năm thứ hai (có thể do sự lây lan của vi khuẩn H. pylori).
Các triệu chứng loét dạ dày thường gặp nhất
Loét dạ dày có thể gây ra một loạt các triệu chứng, một số triệu chứng nhẹ hơn và biến mất nhanh chóng, nhưng phần nhiều các triệu chứng gây đau đớn rất nhiều, nhất là khi người bệnh có tỉ lệ loét tá tràng cao.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày bao gồm:
- Đau bụng và cảm giác nóng rát, bao gồm đầy hơi (đặc biệt là sau khi ăn, đau ở vùng giữa bụng và xương ức)
- Chán ăn và thay đổi trọng lượng cơ thể, giảm cân không rõ nguyên nhân
- Các vấn đề tiêu hóa khác như ợ nóng, trào ngược axit, cảm giác đầy hơi khó chịu
- Buồn nôn và ói mửa
- Hơi thở có mùi hôi
- Mất nước, suy nhược và mệt mỏi
- Khó ngủ do đau
- Chảy máu khi nôn mửa hoặc đi vệ sinh
- Phân sẫm màu hơn
- Tiêu chảy có thể xảy ra như một triệu chứng ngay cả trước khi các triệu chứng loét dạ dày khác bắt đầu
- Nguy cơ thủng lớp lót cơ quan tiêu hoá (một tình trạng đe dọa tính mạng đòi hỏi phẫu thuật khẩn cấp để sửa chữa các lỗ hở nhỏ trong lớp lót của đường tiêu hóa)
Nguồn: https://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2542435/viem-loet-da-day-can-nguyen-va-cach-chua
DOTIOCO (HỖN DỊCH UỐNG)
Chỉ định:
Trị chứng tăng acid dạ dày làm loét dạ dày, tá tràng.
Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid).
Phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress.
Ðiều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Phòng chứng xuất huyết tiêu hóa.
Chống chỉ định:
Các trường hợp mẫn cảm với các antacid chứa magnesi và với nhôm hydroxyd.
Suy chức năng thận nặng do có nguy cơ tăng magnesi máu.
Trẻ nhỏ (nguy cơ tăng magnesi huyết và nguy cơ nhiễm độc nhôm), đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc trẻ bị suy thận.
Giảm phosphat máu.
Liều lượng và cách dùng :
Cách dùng : Dùng uống. Ở người loét dạ dày hoặc tá tràng không có biến chứng, cho uống thuốc 1 - 3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ. Một đợt dùng thuốc trong khoảng từ 4 - 6 tuần hoặc tới khi vết loét liền.
Liều dùng :
Người lớn: 1-2 gói (10 g), uống 3 lần mỗi ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: ½ - 1 gói (10 g), 3 lần mỗi ngày.
Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp, ADR>1/100
Táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng, miệng đắng chát, ỉa chảy khi dùng quá liều.
Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100
Giảm phosphat máu, giảm magnesi máu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác nhân gây dính kết phosphat.
Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm, và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.
Điều kiện bảo quản:
- Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.
Hạn dùng:
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Khuyến cáo:
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.